Ý nghĩa của cây Bạch Mã Hoàng Tử và những điều ít người biết

Cây Bạch Mã Hoàng Tử được nhiều người trồng làm cảnh trong nhà nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa của cây. Cách trồng cũng như cách chăm sóc cây Bạch Mã Hoàng Tử có đơn giản như mọi người nghĩ? Hãy cùng theo dõi bài viết này và bạn sẽ nhận được câu trả lời.

Đặc điểm cây Bạch Mã Hoàng Tử

Cây Bạch Mã Hoàng Tử còn được dân gian gọi là cây Bạch Mã, tên khoa học là Aglaonema Pseudobracteatum, thuộc họ Araceae. Ngoài tự nhiên, cây có thể cao đến 1m5, cây trồng chậu thường cao trên 40cm. Bạch Mã thường mọc thành bụi, thân vươn thẳng đứng, màu trắng muốt, tán lá có gân trắng. Lá cây hình bầu dục lớn, nhọn ở đầu, màu xanh lơ, nhiều sọc gợn trắng.

Cây có rễ chùm, màu trắng ngà. Đặc điểm nổi bật của cây Bạch Mã là sinh trưởng nhanh, lan bụi rộng. Người trồng có thể nhân giống bằng cách tách bụi, sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc gieo trồng.

Ý nghĩa của cây Bạch Mã Hoàng Tử

Ý nghĩa, công dụng của cây Bạch Mã Hoàng Tử trong đời sống

Trong đời sống thường ngày, công dụng của cây Bạch Mã Hoàng Tử là để trang trí. Cây được trồng ở nhiều nơi như nhà ở, văn phòng, khách sạn, quán ăn, quán cafe,… Người ta cũng trồng Bạch Mã ngoài vườn hoặc công viên để giúp cảnh quan thêm sinh động.

Tuy nhiên, tác dụng quan trọng hơn việc làm cảnh là cây có thể thanh lọc không khí. NASA đã xếp cây Bạch Mã vào 1 trong 10 loại cây làm sạch khói bụi tốt nhất. Cây có khả năng loại bỏ các khí độc hại như benzen và formaldehyde, mang lại không gian trong lành xung quanh nơi trồng.

Ngoài ra, cây còn là món quà tặng ý nghĩa mà những người yêu thiên nhiên hay trao cho nhau vào dịp đặc biệt như khai trương, khánh thành, tân gia, sinh nhật, … Những người làm chủ hoặc làm sếp rất thích đặt một chậu cây Bạch Mã tại nơi kinh doanh hay làm việc của mình để thể hiện uy quyền.

Cây Bạch Mã Hoàng Tử – Xinh Garden

Ý nghĩa phong thủy của cây Bạch Mã Hoàng Tử

Bạch Mã Hoàng Tử mang vẻ đẹp của sự sang trọng, lịch lãm. Ngay từ tên gọi đã toát nên vẻ đẹp đẳng cấp của cây. Cây vươn thẳng mang ý nghĩa như sự vươn lên, tiến tới, thuận lợi trong công việc cũng như cuộc sống gia chủ. Bạn có thể trồng cây để cầu mong sự nghiệp luôn hanh thông.

Nhiều người tin rằng cây Bạch Mã Hoàng Tử có thể mang đến nhiều may mắn, tài vận tốt cho người trồng. Trong phong thủy, ý nghĩa của cây Bạch Mã Hoàng Tử như là vật phát tài của người mệnh Kim. Mệnh Kim có màu bản mệnh là màu trắng, xám hoặc bạc. Do đó cây này khá hợp với họ. Đồng thời, nếu hỏi cây Bạch Mã Hoàng Tử hợp mệnh gì, có thể trả lời thêm là mệnh Thủy (cây có màu xanh lơ của nước biển).

Bạch Mã hiếm khi ra hoa. Hoa sẽ tập trung thành cụm màu trắng ngả vàng, bao bọc bởi mo hoa trắng muốt. Mặc dù không quá nổi bật nhưng cây Bạch Mã Hoàng Tử ra hoa là báo hiệu những điều tốt đẹp sắp đến với cuộc sống người trồng.

Cách trồng và chăm sóc cây Bạch Mã Hoàng Tử

Đất trồng

Cây Bạch Mã Hoàng Tử có thể sống trong nhiều loại đất trồng, nhưng thích hợp nhất vẫn là tơi, xốp, thoát nước tốt. Khuyến khích người trồng chọn đất than bùn kết hợp cùng đá trân châu và xơ dừa, tro trấu. Hỗn hợp đất này có khả năng giữ lại nước, đủ ẩm nhẹ nuôi cây nhưng cũng dễ dàng thoát nước để cây không bị thối rễ. Nhiều người còn chọn đất chua nhẹ trong phạm vi 5,6-6,5 pH để trồng cây Bạch Mã Hoàng Tử.

Cây Bạch Mã Hoàng Tử, đẹp, bền và Ý Nghĩa, Giá tốt tại Đà Nẵng

Ánh sáng và nhiệt độ

Cây Bạch Mã Hoàng Tử là loại cây cảnh thích hợp trồng trong nhà, dưới ánh đèn huỳnh quang. Bởi lẽ, ở ngoài tự nhiên, Bạch Mã cũng sống dưới bóng râm cây nhiệt đới và hiếm khi nhận ánh nắng trực tiếp.

Để cây sinh trưởng tốt hơn, thỉnh thoảng bạn nên mang cây ra phơi nắng nhẹ buổi sáng trước 10h mỗi tuần một lần. Hoặc bạn cũng có thể đặt chậu cây ở gần cửa sổ, dưới giếng trời, trên sân thượng và những nơi có ánh sáng khuếch tán khác.

Về nhiệt độ, lý tưởng nhất là từ 18-30 độ C. Cây sống được trong điều kiện phòng lạnh. Tuy nhiên, về bản chất, Bạch Mã khá nhạy cảm với thời tiết quá lạnh nên dưới 10 độ C cây có thể chết.

Nước

Cây Bạch Mã Hoàng Tử cần lượng nước vừa phải, trung bình bạn nên tưới 2-3 lần/tuần. Điều kiện nước ít không phải là ý hay đối với cây này, do đó bạn không bao giờ được để đất trong chậu cây quá khô trong thời gian dài. Thỉnh thoảng bạn có thể phun sương cho cây để tăng độ ẩm hoặc đặt nó lên khay đá cuội có nước để cung cấp thêm độ ẩm.

y-nghia-cua-cay-bach-ma-hoang-tu-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-5.jpg

Ngoài ra, cây sống tốt trong môi trường thủy canh, có thể trồng cây trong bình thủy tinh, chúng ta có thể thấy được bộ rễ cây Bạch Mã trắng muốt nhìn rất xinh xắn. Cách trồng cây Bạch Mã Hoàng Tử thủy sinh là thường xuyên thay nước cho cây. Không được thay nước trực tiếp vào chậu khi chưa lấy cây ra ngoài, khi thay nước nhớ cắt, tỉa rễ đã bị hư và thối, tránh để lá tiếp xúc với nước dinh dưỡng.

Cắt tỉa

Bạn nên loại bỏ những chiếc lá chết, lá héo bằng cách cắt dọc chúng theo thân lá xuống gốc cây. Chú ý dùng dao hoặc kéo chuyên dụng, tránh sử dụng tay ngắt vì có thể làm hại cây và hại da tay của chính bạn. Bạn cần cẩn thận khi cắt để tránh phạm vào thân cây và các bộ phận khác. Cần lưu ý, trong thời gian cây Bạch Mã Hoàng Tử ra hoa, người trồng không nên cắt tỉa cành lá của cây.

y-nghia-cua-cay-bach-ma-hoang-tu-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet.jpg

Sâu bệnh

Các loài gây hại phổ biến nhất cho cây Bạch Mã Hoàng Tử là rệp sáp, ve nhện. Chúng sẽ bám chặt vào mặt dưới của lá và thân để hút nhựa cây. Người trồng nên xử lý bằng cách phun sương xà phòng, nước muối pha loãng hoặc nước vôi. Hãy phun vào buổi tối khi cây không tiếp xúc ánh nắng để tránh cháy lá.

Ngoài ra, cây Bạch Mã Hoàng Tử dễ bị đốm lá do nấm. Lá sẽ mất màu, xuất hiện các lỗ hoặc đốm nâu loang lổ và hư hại theo thời gian. Bạn nên sử dụng thuốc diệt nấm Monterey Liqui-Cop để phun cho cây. Lưu ý là phải mang cây ra ngoài trời, đeo găng tay và khẩu trang rồi hẵng phun thuốc nhé.

Cây Bạch Mã Hoàng Tử có độc không?

Những chuyên gia của trung tâm kiểm soát chất độc động vật ASPCA (APCC) cho rằng cây Bạch Mã Hoàng Tử có thể không an toàn đối với động vật như chó, mèo, thỏ. Do đó, nếu như trong nhà bạn đang nuôi thú cưng, và ăn phải lá hoặc thân cây Bạch Mã, hãy mang chúng đến bác sĩ thú ý để chữa trị ngay lập tức. Tốt hơn hết vẫn là giữ chúng tránh xa cây Bạch Mã Hoàng Tử.

y-nghia-cua-cay-bach-ma-hoang-tu-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-4.jpg

Trong khi đó, Đại học Riverside, CA cho rằng cây có thể chứa tinh thể canxi oxalate, khả năng cao gây kích ứng cho da, miệng, lưỡi và họng của con người. Trường hợp trẻ nhỏ ăn nhầm phải cây Bạch Mã, chất này sẽ gây khó chịu cho dạ dày, sưng và khó thở. Bạn cần đưa bé đến trung tâm y tế để khám và chữa trị kịp thời nếu có dấu hiệu dị ứng với cây.

Bên cạnh đó, nhựa cây tiết ra còn gây viêm da, kích ứng và phát ban da. Đó là lý do mà khi chăm sóc cây, nhân giống hay thay chậu, bạn cần đeo găng tay nhựa để bảo vệ làn da của mình. Đồng thời không được ngắt lá, vò lá hoặc đưa lên mũi ngửi.

Cây Bạch Mã Hoàng Tử có độc không, tất nhiên đáp án là có. Tuy nhiên, với độc tố nhẹ như trên đã nói, bạn chỉ cần lưu tâm một tí khi trồng cây thì sẽ không có gì quá nguy hiểm xảy ra.

Sau khi tham khảo bài viết này, bạn đã sẵn sàng để trồng một chậu Bạch Mã may mắn của riêng mình? Đây là loại cây siêu dễ trồng và có thể làm sống động văn phòng hoặc phòng khách của bạn. Do đó hãy bắt tay vào trồng ngay bạn nhé.

Chia sẻ

Bài viết liên quan

liên hệ với chúng tôi

Về chúng tôi

Thông tin liên hệ

Tên Công Ty : Công ty CP Sinh Vật Cảnh Thăng Long.

Mã số thuế :

Hotline :  0983.766.528

Email :sanvuonthanglong@gmail.com

Điện thoại:  091.222.6725

Zalo :  0983 766 528

Địa chỉ : Cụm 10 ,Xã Thọ An, Huyện Đan Phượng, Thành Phố Hà Nội

Thời gian làm việc

Cửa hàng làm việc từ 8h-22h hàng ngày, nếu quý khách muốn mua số lượng lớn hoặc đặt sỉ vui lòng liên hệ trực tiếp qua SĐT  0462916038 – 0912.226.725 Xin cảm ơn!

X